Tìm hiểu khoan cấy thép vào bê tông là gì?
Trong một số trường hợp phát sinh các hạng mục cần khoan cấy thép vào bê tông để tăng sự liên kết. Việc khoan cấy thép bê tông vô cùng tối ưu, bạn không cần phải phá huỷ liên kết có sẵn. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần biết về khoan cấy thép bê tông cho các bạn tham khảo nhé!
Khoan cấy thép vào bê tông được hiểu là gì?
Khoan cấy thép vào bê tông là phương pháp tăng độ liên kết, tránh tình trạng bị nứt vỡ. Những trường hợp cấy thép vào bê tông như: Đài móng, sàn tầng hầm, dầm móng,… Hoặc giải quyết sự cố bê tông bị nứt nẻ, thép bị gãy mà không ảnh hưởng tới cấu trúc ban đầu.
Về cơ bản, việc khoan cấy thép vào bê tông mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức,… Do đó, đây là phương pháp được kỹ sư sử dụng trong những trường hợp cần thiết kế thêm hay khắc phục sự cố.
Khoan cấy thép vào bê tông giúp tiết kiệm chi phí
Lợi ích nhận được khi khoan cấy thép
Trong xây dựng, việc khoan cấy thép vào bê tông mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Đầu tiên có thể kể đến đó là tiết kiệm chi phí và tiến độ thi công. Với phương pháp này, đảm bảo được tính nguyên vẹn của cốt thép cũng như tăng khả năng chịu lực. Hơn nữa, điều này còn giúp cho quá trình tháo cốp pha dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
Việc khoan cấy thép vào bê tông còn phù hợp với các phương pháp thi công khác nhau từ truyền thống cho tới hiện đại. Khi thực hiện, bạn cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật để đảm bảo phát huy công dụng tối đa.
Bạn cần hiểu khoan cấy thép vào bê tông để trở thành mối liên kết chặt chẽ các bộ phận như: Tường nhà, sàn bê tông, cầu thang,… Phương pháp khoan cấy thép giúp cho quá trình thi công thuận lợi, dễ dàng hơn. Đặc biệt mang tới sự an toàn tuyệt đối cho đội ngũ kỹ sư xây dựng và trong quá trình sử dụng.
Những ưu điểm của việc cấy thép vào bê tông
Các bước thi công khoan cấy thép vào bê tông
Theo hướng dẫn của bộ xây dựng, khoan cấy thép vào bê tông gồm 3 bước cơ bản. Bạn cần thực hiện lần lượt theo trình tự để quá trình khoan cấy thép đạt hiệu quả. Sau đây là các bước thực hiện chi tiết, cụ thể cho bạn tham khảo:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần khoan lỗ có đường kính, kích thước theo bản thiết kế đã đề ra. Sau đó dùng máy thổi vệ sinh lỗ khoan không còn bụi bê tông. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện mài cạnh lỗ khoan sao cho mịn, không còn gợn bê tông.
- Bước 2: Tiếp theo, thực hiện đưa chất dính thép vào súng rồi kiểm tra xem chất lượng có ổn không? Nếu được thì đưa vòi bơm vào đáy lỗ khoan rồi tiến hành phun keo đến già nửa lỗ. Không nên bơm keo đầy lỗ khoan bởi khi cho cây thép vào thì keo sẽ bị tràn ra ngoài.
- Bước 3: Bạn hãy xoay tròn cây thép để nó từ từ vào đáy lỗ khoan. Cuối cùng, chờ keo kết dính chắc chắn thì tiếp tục thực hiện quá trình thi công. Chú ý, bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn trên để đảm bảo chất lượng cấy thép.
Thi công các bước theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn công trình
Một số lưu ý cần tránh khi thực hiện khoan cấy thép
Trong quá trình thi công khoan cấy thép, người thực hiện cần lưu ý một số điều nhất định. Dưới đây là những lưu ý mà bạn cần nhớ khi khoan cấy thép vào bê tông, cụ thể như sau:
- Đảm bảo lỗ khoan có đường kính theo đúng yêu cầu của bản thiết kế. Nếu lỗ khoan quá nhỏ thì quá trình đưa keo vào khó khăn đồng thời khả năng chịu lực của kết cấu kém hơn.
- Thông thường, các lỗ khoan có kích thước từ 3 đến 5mm đường kính kép cấy vào. Chẳng hạn như: Đường kính cốt thép là 14mm thì bạn phải tiến hành khoan lỗ có đường kính rộng 16mm,…
- Quá trình vệ sinh lỗ khoan cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn vệ sinh sạch sẽ thì lớp keo liên kết chắc chắn hơn và ngược lại.
- Ngoài ra, cần chọn loại hoá chất có khả năng kết dính tốt. Từ đó quá trình khoan cấy thép vào bê tông được chắc chắn và hiệu quả hơn. Đồng thời hạn chế rủi ro khi công trình đưa vào sử dụng.
- Riêng những trường hợp khoan cấy thép để ghép dầm hoặc cột thì cần thi công đục nhám bề mặt. Đặc biệt, những góc cạnh thì bạn nên tỉa hở thép để xác định trúng vị trí cần khoan.
- Ưu tiên sử dụng khoan cấy thép trong trường hợp cải tạo, sửa chữa kết cấu mà không ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của chúng.
- Thời gian khô keo dính thép từ 2 đến 6 giờ để đảm bảo hiệu quả nhất. Trong thời gian này, bạn không nên tác động lên cây thép đã bôi keo để chệch vị trí kết nối.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quá trình khoan cấy thép vào bê tông cho các bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về quy trình thi công này.